Khi doanh nghiệp không còn khả năng hoạt động hoặc không muốn hoạt động nữa thì có thể tiến hành giải thể công ty, việc giải thể công ty là nhu cầu bình thường của mỗi Start-up tại Việt Nam.
Giải thể Công ty là gì ?
Giải thể công ty là việc chấm dứt sự tồn tại của một công ty theo ý chí của công ty hoặc của các cơ quan có thẩm quyền.
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 – Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị giải thể trong 04 trường hợp sau đây:
Doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn của Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông (sau đây gọi chung là “Chủ doanh nghiệp”);
Doanh nghiệp giải thể theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
>>> Đăng ký Công bố mỹ phẩm
Điều kiện giải thể công ty
Bên cạnh việc quy định về quyền được giải thể – chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp còn có quy định nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp bị giải thể, trong đó đặc biệt là quyền lợi của các chủ nợ và người lao động của doanh nghiệp. Do đó, điều kiện để tiến hành giải thể doanh nghiệp được quy định theo Luật doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã giải quyết xong hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác có liên quan đến doanh nghiệp;
Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan Tòa án hoặc Trọng tài.
>>> Đăng ký khoản vay nước ngoài làm như thế nào?
Trình tự giải thể công ty
Trong phạm vị của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến thủ tục giải thể doanh nghiệp được áp dụng đối với trường hợp tại mục 1.1, 1.2, 1.3 của bài viết này, cụ thể như sau:
Chủ doanh nghiệp thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp và gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trong đó phải giải trình cụ thể các nội dung: Lý do giải thể; Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
Chủ doanh nghiệp tổ chức việc thanh lý tài sản doanh nghiệp hoặc thành lập tổ chức thanh lý để thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
Tổ chức và thực hiện việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Các khoản nợ phải thanh toán của doanh nghiệp được chúng tôi tổng hợp theo nhóm thứ tự ưu tiên sau đây:
Nhóm nợ đối với người lao động của công ty, như: Lương, trợ cấp thôi việc, các loại bảo hiểm; và các quyền lợi khác của người lao động;
Nhóm các nghĩa vụ đối với nhà nước: Nợ thuế;
Các khoản nợ khác: Các nghĩa vụ còn lại ngoài 02 nhóm nghĩa vụ trên.
Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
>>> Dịch vụ Tư vấn đầu tư ra nước ngoài
Hồ sơ giải thể công ty
Hồ sơ giải thể được quy định như sau:
Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
Nghị quyết, quyết định và/hoặc biên bản họp của Chủ doanh nghiệp về việc giải thể doanh nghiệp;
Phương án giải quyết nợ (nếu có);
Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;
Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
→ 5 bước giải thể công ty được trình bày như sau
Bước 1. Chuẩn bị các công việc trước giải thể,
Bước 2. Tìm một nhà tư vấn làm thủ tục giải thể tại
Bước 3. Nộp thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tại sở KH-ĐT
Bước 4. Thực hiện thủ tục giải thể với cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Bước 5. Thực hiện thủ tục giải thể, đóng mã số doanh nghiệp tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư
Bước 1. Chuẩn bị các công việc trước giải thể Công ty
Khi tiến hành thủ tục giải thể, công ty phải thanh toán hết tất cả các khoản nợ của công ty đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Mức độ ưu tiên khi giải quyết thủ tục thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp sẽ như sau:
Bước 2. Tìm một nhà tư vấn làm thủ tục giải thể Công ty
→ Vậy chúng tôi sẽ làm gì ?
- Tư vấn các trường hợp giải thể doanh nghiệp;
- Tư vấn cách thức tiến hành họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty về việc giải thể doanh nghiệp;
- Tư vấn cách thức ra quyết định về việc giải thể;
- Tư vấn cách thức gửi thông báo giải thể đến các tổ chức, cá nhân có liên quan: chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người lao động
- Tư vấn thủ tục đăng báo giải thể;
- Tư vấn phương thức thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
- Tư vấn thủ tục đóng mã số thuế.
- Tư vấn thủ tục xác nhận đóng tài khoản tại Ngân hàng (nếu có mở tài khoản) hoặc cam kết không mở tài khoản;
- Tư vấn thủ tục huỷ dấu và trả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu
- Tư vấn thủ tục trả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 3. Nộp thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tại sở KH-ĐT
- Phụ lục II-22 – Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (Mẫu bắt buộc, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
- Biên bản họp hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên), biên bản họp đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)
- Quyết định giải thể doanh nghiệp
Sau khi nhận được bộ hồ sơ thông báo về việc giải thể doanh nghiệp hợp lệ, trong 03 ngày làm việc, Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ chuyển thông tin về việc doanh nghiệp làm thủ tục giải thể đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp. Khi cơ quan thuế nhận được thông tin “truyền về” từ Sở KH-ĐT, cơ quan thuế sẽ thông báo trực tiếp đến doanh nghiệp. Và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các thủ tục quyết toán thuế trước giải thể.
Bước 4. Thực hiện thủ tục giải thể với cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Trong thời gian chờ Sở KH-ĐT chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, doanh nghiệp chuẩn bị các tài liệu sau:
Bước 5. Thực hiện thủ tục giải thể, đóng mã số doanh nghiệp tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư
- Báo cáo thanh lý tài sản cố định
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán
- Phụ lục II-22 – Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (Mẫu bắt buộc, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)